Ở Việt Nam nói đến những con chuột là mọi người thường nhìn thấy những hình ảnh không mấy tốt đẹp về loài chuột. Nhưng ở Ấn Độ họ lại có một ngôi đền thờ cũng những con chuột đó là Ngôi đền Karni Mata có lịch sử 600 năm tuổi là một đền Hindu toạ lạc tại Deshnoke, bang Rajasthan, Ấn Độ. Đây được coi là một trong những ngôi đền lạ lùng nhất trên thế giới khi chỉ thờ... chuột.
Đây là nơi thờ cúng Nữ thần Chuột Karni Mata do vậy chuột, đặc biệt là chuột bạch được coi là loại vật thiêng liêng span style="color:#000000;">. Đền Karni Mata với kiến trúc nguy nga, các phiến đá cẩm thạch tinh xảo và các vật trang trí bằng vàng bạc hiện là nơi cư trú của 20.000 con chuột. Thậm chí nhiều người vượt ngàn trùng xa xôi đến đây cũng chỉ để làm lễ bái chúng, tìm đủ mọi cách để kéo chúng ra khỏi hang bằng cách dâng món prasad (một loại thực phẩm giống như kẹo).
Ngôi đền Karni Mata bên ngoài cũng không có gì khác với kiểu đền truyền thống ở Ấn Độ.
Karni Mata có lẽ là nơi duy nhất trên thế giới mà con người sống chan hoà, thân ái với hàng ngàn con chuột - loài vật được coi là đồng nghĩa với dịch hạch và bệnh tật. Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ là suốt thời gian tồn tại của ngôi đền này, chưa bao giờ có dịch bệnh nào hay căn bệnh nào liên quan đến chuột xảy ra cho những người đến thăm.Thiên đường riêng của loài chuột. /span> Sàn nhà là một mớ hỗn độn những đám lông nhấp nhô /span>. Những túm lông nhỏ màu nâu chạy khắp nơi trên sàn đá cẩm thạch. Hàng ngàn con chuột ăn tối cùng với mọi người và bò lên cả chân họ. Đối với nhiều người, cảnh này giống như một đoạn phim kinh dị của Hollywood, span style="color:#000000;"> span style="color:#000000;"> nhưng tại thành phố Deshnoke miền Tây Bắc Ấn Độ, đây lại là "chuyện thường ngày ở huyện" ở ngôi đền nổi tiếng Karni Mata.Truyền thuyết về dòng họ chuột
Thần Karni Mata.
Ngôi đền Hindu tráng lệ đứng biệt lập này được Maharaja Ganga Singh xây dựng hồi đầu những năm 1900 với mục đích thờ Nữ thần Chuột Karni Mata. Các phiến đá cẩm thạch tinh xảo nối từ cổng vào đến tận bên trong đền, khắp nơi đầy những mô-típ trang trí bằng vàng, bạc. Nhưng đến nay, điều thú vị nhất bên trong đền lại là... khoảng 20.000 con chuột lấy nơi đây làm nhà ở span style="color:#000000;">. /span> Những con vật thiêng này được người dân địa phương gọi là kabba, và nhiều người vượt ngàn trùng xa xôi đến đây cũng chỉ để làm lễ bái chúng.Truyền thuyết kể rằng, vị tổ mẫu thần bí Karni Mata là hóa thân của Durga - Nữ thần Sức mạnh và Chiến thắng, từ thế kỷ XIV. Một lần, con của một người trong dòng họ bà bị chết. Bà quyết tâm đưa đứa trẻ trở lại với dương thế bằng cách sử dụng lời nói của Thần Chết Yama để được đầu thai trở lại.Karni Mata thoả thuận với Yama: "Kể từ đấy trở đi, tất cả mọi người trong bộ lạc của bà sẽ bị tái sinh làm chuột cho đến khi được sinh ra một lần nữa trong dòng họ". Theo đạo Hindu, cái chết đánh dấu sự kết thúc của một chương và mở ra một chương mới trên con đường đi tìm sự hoà hợp vĩnh viễn của linh hồn với vũ trụ. Vòng luân hồi này được người Hindu gọi là samsara, và đây là lý do tại sao lũ chuột trong đền thờ Karni Mata lại được "trọng vọng" đến thế. span style="color:#000000;"> /span>
Lý do có đền thờ kỳ lạ này.
Chuột ở đây được nuôi bằng sữa và đủ các loại thực phẩm bổ béo.
Gautam Ghosh, giáo sư nhân loại học và nghiên cứu châu Á thuộc ĐH ở Philadelphia (Mỹ), lưu ý rằng không phải nơi nào cũng tìm thấy mẫu đền thờ chuột như thế này. Ông nói: "Tại <Ấn Độ cũng như ở phương Tây, chuột không được kính trọng đặc biệt như vậy. /span> Trong đạo Hindu, nhiều vị thần cũng mang hình dạng loài vật, và không hề có sự khác biệt nào giữa hình dáng của nam thần hay nữ thần. Họ có thể xuất hiện dưới dạng cá, chim, hay thậm chí chuột."Ghosh nhận thấy rằng ngôi đền Karni Mata có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình hoàng tộc cai trị thành phố Bikaner gần Deshnoke. Khi một gia đình hoàng tộc muốn có thêm quyền lực, họ tìm đến nơi thờ cúng địa phương dành cho một vị thần bảo hộ nào đấy, hoặc, theo nhà sử học nghệ thuật London George Michell, span style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: arial, sans-serif; text-align: center;"> và span style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: arial, sans-serif; text-align: center;"> thường là một nữ thần, để giúp họ giành được quyền lực span style="color:#000000;">. Nam thần thường không gây tác động mạnh mẽ lắm trong cuộc sống của mọi người, vì thế đền thờ nữ thần thường được sử dụng để gây ảnh hưởng theo hướng có lợi cho họ. Michell giải thích: "Các vị vua ở Ấn Độ nếu muốn có nhiều quyền lực đều phải được các nữ thần bảo hộ. Đây chính là lý do tại sao đền thờ Karni Mata được dựng nên." Liệu có tồn tại phép màu ở trong đền?Ngôi đền thu hút rất nhiều người Hindu trên khắp đất nước Ấn Độ đến cúng bái với hy vọng được phù hộ, cũng như các du khách tò mò khắp nơi trên thế giới. Bỏ hết giày dép ra bên ngoài đền thờ, du khách cũng như tín đồ đều muốn lũ chuột chạy qua bàn chân mình để được may mắn.Đặc biệt, ăn hay uống thực phẩm đã được chuột "nếm" qua được coi là "đại phúc", nhưng mọi người đều hy vọng may mắn thực sự sẽ đến với mình nếu được nhìn thấy một vật: Chuột bạch!Theo truyền thuyết, trong số hàng ngàn con chuột sống trong đền, có bốn hoặc năm con chuột bạch được coi là cực kỳ linh thiêng. Mọi người tin rằng chúng là hiện thân của Karni Mata và người thân. /span> Được nhìn thấy chúng là một niềm hạnh phúc đặc biệt, vì thế du khách tìm đủ mọi cách để kéo chúng ra khỏi hang bằng cách dâng món prasad, một loại thực phẩm giống như kẹo.
Chẳng may giẫm phải chuột là mất tiền phạt
Khác với phần còn lại của thế giới, nơi chuột thường bị giết vì tội chung sống với con người, phá hại đồ đạc và gieo rắc mầm bệnh, trong ngôi đền Karni Mata, các cư dân chuột được đối xử hết sức trọng vọng. Nếu như có ai đấy vô tình dẫm lên span style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: arial, sans-serif;"> và span style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: arial, sans-serif;"> và làm chết một con chuột, người đấy sẽ phải bỏ tiền ra mua một con chuột bằng vàng hoặc bạc trong đền để chuộc tội span style="color:#000000;">. Đối với loài vật được coi là đồng nghĩa với dịch hạch và bệnh tật, điều này có vẻ rất lạ. Nhưng suốt thời gian tồn tại của ngôi đền này, chưa bao giờ có dịch bệnh nào hay căn bệnh nào liên quan đến chuột xảy ra cho những người đến thăm. Bản thân điều này cũng đã là span style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: arial, sans-serif;"> và span style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: arial, sans-serif;"> một phép màu rồi!