Đến Huế, bạn hãy một lần ngắm hoa Ngô Đồng để chiêm ngưỡng nét vương giả của loài hoa quý phái này, sẽ thấy hương thời gian đọng lại.
Cổ thi Trung Hoa thường đề cập đến một loại cây quý phái, có hoa thuộc loại “vương giả chi hoa”, đó là cây Ngô Đồng qua câu cổ thi:
Ngô Đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu……
(Một lá ngô đồng rụng. Cả thiên hạ biết mùa thu tới)
Ở Huế xưa kia, Ngô Đồng chỉ được trồng ở chốn vương giả. Sách Đại nam nhất thống chí còn ghi lại: “Các tỉnh ven núi đều có. Đời Minh Mạng được đưa từ Quảng Đông đem về, trồng ở hai bên góc điện Cần Chánh. Lại sai biền binh đem lá lên các núi để tìm khắp, tìm được, đem trồng ở các góc điện”. Cầm lá lên núi tìm cây ngô đồng về xuôi, khác nào mang cây ngô đồng trong huyền sử, trong thi ca về trồng trên đất Thần Kinh./span>
Ngô Đồng là loài hoa thuộc loại “vương giả chi hoa”
Đoạn ngọn, tiếng quá trong và nhẹ, đoạn gốc tiếng đục và nặng, chỉ có đoạn giữa tiếng vừa trong vừa đục, có thể dùng được. Nhà vua cho ngâm đoạn giữa thân cây giữa dòng nước, đúng bảy mươi hai ngày đêm, vớt lên phơi trong mát cho thật khô, chọn ngày tốt, gọi người thợ khéo Lưu Tử Kỳ chế làm nhạc khí, bắt chước nhạc Cung Dao Trì, đặt tên là Dao cầm. Đàn lên, có thể làm hổ nghe nín kêu, vượn nghe nín hót… (theo truyện tích Bá Nha &Tử Kỳ).Theo truyền thuyết, thuở xưa vua Phục Hy tình cờ trông thấy có năm sắc sao rơi xuống cụm ngô đồng và chim phượng hoàng đến đó đậu span style="color:#000000;"> . Nhà vua biết phụng là chúa của các loài chim, do vậy cây ngô đồng này hấp thụ tinh hoa của trời đất, là 1 gỗ linh có thể chế được đồ nhã khí được, liền cho người hạ cây, cắt làm ba đoạn để phân tam tài (thiên – địa – nhân).
Ngô Đồng thực sự lộng lẫy và sang trọng vào thời kỳ đơm hoa
Cũng do xuất phát từ một huyền thoại “vương giả” như vậy nên cây ngô đồng xưa kia chỉ trồng những nơi quyền quý thiêng liêng, đó là trong Hoàng thành và ở các lăng vua nhà Nguyễn. Thậm chí, cây Ngô Đồng quý đến nỗi vua Minh Mạng cho khắc hình lên Du đỉnh của Cửu Đỉnh.
Theo nhà nghiên cứu Đỗ Xuân Cẩm thì hiện nay 8 cây ngô đồng sau Điện Thái Hoà, khu vực Tả, Hữu Vu không phải có từ thời Minh Mạng mà tuổi cây chỉ vài ba mươi năm trở lại đây. Trong 8 cây ngô đồng ấy chỉ có 3 cây có kích cỡ lớn và chiều cao từ 16 – 18m, đường kính tối thiểu là 0,7m. Ngoài địa điểm vừa nêu, cây Ngô đồng ở Huế còn có thể thấy ở một vài công viên (Thương Bạc, Phu Văn Lâu, Tứ Tượng), vài lăng tẩm (Minh mạng, Tự Đức) nhưng tất cả chỉ là cây non trẻ, tuổi cây chỉ vài ba chục năm trở lại span style="color:#000000;"> . Do cây thuộc loại mọc nhanh, gỗ xốp, nên thường dễ ngã đổ mỗi khi gặp lốc bão.
Ở công viên Tứ Tượng, ngày xưa có một cây Ngô đồng rất lớn, theo lời kể thì nhiều người dân đã nhìn thấy chim phượng hoàng về đậu ở đó. Năm 1985, trong cơn bão lớn, cây Ngô đồng ấy đã đổ. Hiện nay ở góc công viên ấy vẫn còn một cây Ngô đồng khác, bây giờ nó đã cao lớn, ra hoa đã nhiều năm.
Ngô Đồng thực sự lộng lẫy và sang trọng vào thời kỳ đơm hoa. Lúc đó, Ngô Đồng trút hết lá rồi phô kết những chùm hoa nho nhỏ, span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 14px;"> và span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 14px;"> dày đặc trên cành, từ màu tím nhạt rồi dần ửng hoa cà. Từ xa, đứng ngắm thấy cả một vòm hoa làm sáng đẹp không gian. Cũng chính vì vậy nên nếu Ngô đồng trồng riêng trên một con đường thì tuy sẽ rất đẹp lúc ra hoa nhưng sẽ không đủ bóng để che mát cho người ở xứ sở nắng nóng này. Sẽ đẹp hơn nếu Ngô đồng được trồng xen kẽ, tô điểm các chùa chiền, các cung điện trong thành nội, những công viên trong span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 14px;"> và span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 14px;"> thành phố. /p>
Đến Huế, bạn hãy một lần ngắm xem hoa Ngô Đồng để tự mình chiêm ngưỡng nét vương giả của loài hoa quý phái này, span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 14px;"> và span style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 14px;"> sẽ thấy hương thời gian đọng lại.
Ngô đồng đỏ rực hoàng cung
Khi đơm hoa, Ngô Đồng trút hết lá rồi phô kết những chùm hoa nho nhỏ, dày đặc trên cành, từ màu tím nhạt rồi dần ửng hoa cà
Cây ngô đồng xưa kia chỉ trồng những nơi quyền quý thiêng liêng
Hoa Ngô Đồng khoe sắc trong Điện Thái Hòa
Ngô đồng chen màu với mái ngói cổ kính
Từ xa, đứng ngắm thấy cả một vòm hoa làm sáng đẹp không gian
(ST)